Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
129903

Bài tuyên truyền ngăn chặn uống rượu bia khi tham gia giao thông

Ngày 06/11/2023 07:57:05

Bài tuyên truyền ngăn chặn uống rượu bia khi tham gia giao thông

 

Bài tuyên truyền ngăn chặn uống rượu bia khi tham gia giao thông

Kính thưa quý vị và các bạn !

 

          Chương trình phát thanh hôm nay chúng tôi xin chuyển đến quý vị và các bạn. bài tuyên truyền về an toàn giao thông mời quý vị quan tâm theo dõi.

Uống rượu bia từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt của người dân. Song việc lạm dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày hay liên hoan, tiệc gây tác hại rất lớn cho sức khỏe con người. Đây cũng là một trong những trở ngại đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Thời gian gần đây, những vi phạm về luật giao thông có biểu hiện diễn biến phức tạp, trong đó nguyên nhân liên quan rượu, bia được đánh giá khá nghiêm trọng. Đặc điểm của người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia thường là chạy tốc độ cao, lạng lách, không làm chủ được tay lái, phán đoán và xử lý tình huống kém. Do đó, say rượu bia thường có liên quan mật thiết với việc vi phạm tốc độ, tránh, vượt sai quy định, đi sai phần đường...

Thực tế, số người không tự kiểm soát được hành động của mình sau khi uống bia rất lớn. Theo nhiều chuyên gia y tế, với nồng độ cồn ở mức 0,05miligam/1 lít khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; 0,1miligam/1 l khí thở, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; 0,2miligam/1 l khí thở, dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu cao hơn nữa, tùy mức độ, người uống có thể bị lú lẫn, không nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh… Số người bị tai nạn, thậm chí bị chấn thương sọ não do điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia luôn ở mức đáng báo động.

 Khoản 8, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở” Mọi hành vi vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt. Cụ thể:

 - Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

 Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ.

 - Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

    Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đồng thời, nghị định 34 cũng quy định rõ mức xử phạt tăng nặng đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn, cụ thể: phạt 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100mililít máu hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở; phạt từ 2 đến 3 triệu đồng với người có nồng độ cồn vượt quá 50-80 miligam/100mlilít máu hoặc 0,25-0,4 miligam/1 lít khí thở.

Để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trước hết các ngành chức năng phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng nên tuyên truyền mức xử phạt đối với những vi phạm nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn được bổ sung lực lượng, trang thiết bị đo nồng độ cồn, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm. Nhiều tỉnh thực hiện tốt việc tuyên truyền, nâng cao ý thức, tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành dần từng bước việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng. Bên cạnh chế tài, xử phạt nghiêm khắc, công tác giáo dục nên kết hợp với tuyên truyền rộng rãi để từ đó giúp người dân hiểu và tự nguyện “Nói không với rượu, bia khi điều khiển các phương tiện giao thông”.

Theo ghi nhận từ các điều phối viên của dự án, chủ đề được người dân rất quan tâm và đánh giá là nội dung thiết thực, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc an toàn giao thông cho mọi người. Trong buổi tuyên truyền tại hiện trường của tỉnh Bắc Ninh, vào ngày 26 và 27/12, Điều phối viên Phạm Văn Chung - người trực tiếp thực hiện buổi tuyên truyền này cho biết: “Nhiều người dân không biết lái xe ôtô không được có nồng độ cồn trong người. Đông người xin thêm tài liệu của chúng tôi về để cho gia đình cùng nghiên cứu”.

Việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông nói chung và trên các tuyến quốc lộ huyết mạch nói riêng, ngoài nhiệm vụ của các cơ quan chức năng thì ý thức của người dân cũng đóng vai trò quan trọng.


  

Bài tuyên truyền ngăn chặn uống rượu bia khi tham gia giao thông

Đăng lúc: 06/11/2023 07:57:05 (GMT+7)

Bài tuyên truyền ngăn chặn uống rượu bia khi tham gia giao thông

 

Bài tuyên truyền ngăn chặn uống rượu bia khi tham gia giao thông

Kính thưa quý vị và các bạn !

 

          Chương trình phát thanh hôm nay chúng tôi xin chuyển đến quý vị và các bạn. bài tuyên truyền về an toàn giao thông mời quý vị quan tâm theo dõi.

Uống rượu bia từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt của người dân. Song việc lạm dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày hay liên hoan, tiệc gây tác hại rất lớn cho sức khỏe con người. Đây cũng là một trong những trở ngại đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Thời gian gần đây, những vi phạm về luật giao thông có biểu hiện diễn biến phức tạp, trong đó nguyên nhân liên quan rượu, bia được đánh giá khá nghiêm trọng. Đặc điểm của người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia thường là chạy tốc độ cao, lạng lách, không làm chủ được tay lái, phán đoán và xử lý tình huống kém. Do đó, say rượu bia thường có liên quan mật thiết với việc vi phạm tốc độ, tránh, vượt sai quy định, đi sai phần đường...

Thực tế, số người không tự kiểm soát được hành động của mình sau khi uống bia rất lớn. Theo nhiều chuyên gia y tế, với nồng độ cồn ở mức 0,05miligam/1 lít khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; 0,1miligam/1 l khí thở, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; 0,2miligam/1 l khí thở, dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu cao hơn nữa, tùy mức độ, người uống có thể bị lú lẫn, không nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh… Số người bị tai nạn, thậm chí bị chấn thương sọ não do điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia luôn ở mức đáng báo động.

 Khoản 8, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở” Mọi hành vi vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt. Cụ thể:

 - Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

 Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ.

 - Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

    Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đồng thời, nghị định 34 cũng quy định rõ mức xử phạt tăng nặng đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn, cụ thể: phạt 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100mililít máu hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở; phạt từ 2 đến 3 triệu đồng với người có nồng độ cồn vượt quá 50-80 miligam/100mlilít máu hoặc 0,25-0,4 miligam/1 lít khí thở.

Để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trước hết các ngành chức năng phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng nên tuyên truyền mức xử phạt đối với những vi phạm nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn được bổ sung lực lượng, trang thiết bị đo nồng độ cồn, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm. Nhiều tỉnh thực hiện tốt việc tuyên truyền, nâng cao ý thức, tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành dần từng bước việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng. Bên cạnh chế tài, xử phạt nghiêm khắc, công tác giáo dục nên kết hợp với tuyên truyền rộng rãi để từ đó giúp người dân hiểu và tự nguyện “Nói không với rượu, bia khi điều khiển các phương tiện giao thông”.

Theo ghi nhận từ các điều phối viên của dự án, chủ đề được người dân rất quan tâm và đánh giá là nội dung thiết thực, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc an toàn giao thông cho mọi người. Trong buổi tuyên truyền tại hiện trường của tỉnh Bắc Ninh, vào ngày 26 và 27/12, Điều phối viên Phạm Văn Chung - người trực tiếp thực hiện buổi tuyên truyền này cho biết: “Nhiều người dân không biết lái xe ôtô không được có nồng độ cồn trong người. Đông người xin thêm tài liệu của chúng tôi về để cho gia đình cùng nghiên cứu”.

Việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông nói chung và trên các tuyến quốc lộ huyết mạch nói riêng, ngoài nhiệm vụ của các cơ quan chức năng thì ý thức của người dân cũng đóng vai trò quan trọng.